Tất cả việc làm Thiết kế/ UX-UI/ Phát triển sản phẩm

Thế giới việc làm, nhanh nhất trên toàn quốc
2985 công việc đang chờ bạn

Theo chuỗi

Hình thức làm việc

  • Hình thức làm việc
  • Việc làm theo Ca
  • Cộng tác viên/Thời vụ/ Bán thời gian
  • Quản lý/ Có kinh nghiệm
  • Việc làm Giờ Hành Chánh
  • Sinh viên mới tốt nghiệp/ Thực tập
  • Việc làm cho nhân viên Nội Bộ

Cấp bậc

  • Cấp bậc
  • Nhân viên
  • Chuyên viên
  • Trưởng nhóm/Giám sát
  • Quản lý
  • Trưởng bộ phận/Trưởng phòng
  • Giám đốc
  • Sinh viên/ Thực tập sinh
  • Fresher/ Mới tốt nghiệp
  • Cộng tác viên

Kinh nghiệm làm việc

  • Kinh nghiệm làm việc
  • Không yêu cầu kinh nghiệm
  • Dưới 1 năm
  • 1 - 2 năm
  • 2 - 3 năm
  • 3 - 5 năm
  • Trên 5 năm
  • Chưa có kinh nghiệm/Fresher

Mức lương

  • Mức lương
  • Thỏa thuận
  • Không hỗ trợ
  • Dưới 3 Triệu
  • Từ 3 - 5 triệu
  • Từ 7 - 10 Triệu
  • Từ 5 - 7 triệu
  • Từ 10 -15 triệu
  • Từ 15 - 20 triệu
  • Trên 20 triệu
  • Theo đơn hàng
  • Lương theo giờ

Việc HOT

HOT

Việc gần bạn

Với sự phát triển của nhiều công ty doanh nghiệp cũng như nhu cầu sản xuất, thiết kế và phát triển trong mọi loại hình hàng hóa đang dần tăng cao, nhu cầu về việc tuyển dụng những nguồn nhân lực về thiết kế và phát triển sản phẩm đang là hết sức cần thiết. Bởi lý do đó mà nghề thiết kế cũng như phát triển sản phẩm đang cần tuyển rất nhiều nhân lực. Những người đam mê với công việc thiết kế, đồ họa và phát triển sản phẩm sẽ cần phải tận dụng cơ hội này để ứng tuyển. Vì thế những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho những bạn nào muốn làm công việc này.

1. Giới thiệu về ngành nghề 


Giới thiệu về ngành nghề Thiết kế/ UX-UI/ Phát triển sản phẩm

Những người chịu trách nhiệm thiết kế các ấn phẩm, banner, hình ảnh layout 2D và 3D,... được gọi là nhân viên thiết kế đồ họa. Họ là những người tạo ra sản phẩm bằng cách sử dụng các công cụ đồ họa để phục vụ cho mục đích truyền thông của công ty. 

UI (User Interface) có nghĩa là giao diện người dùng. Do đó, tất cả những gì thuộc về giao diện mà người dùng có thể nhìn thấy như: màu sắc web, bố cục sắp xếp như thế nào, font chữ, … đều được gọi là UI. Trong khi đó, UX (User Experience) có nghĩa là trải nghiệm người dùng. Bởi vậy, những đánh giá của người dùng khi sử dụng sản phẩm như: website hay App của bạn có dễ sử dụng hay không, sắp xếp bố cục như vậy đã được hay chưa? sản phẩm đó có đạt được mục đích đề ra không, đều được gọi là UX.  

Những phương thức và hành động để tung sản phẩm mới ra thị trường, hoặc cải tiến sản phẩm hiện tại để làm tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng sẽ được gọi là phát triển sản phẩm. Việc phát triển sản phẩm nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2. Mô tả công việc

Designer sẽ có nhiệm vụ thiết kế các sản phẩm truyền thông Offline và Online như: standee, banner, backdrop, banner, cover photo, email marketing,... Cùng với đó, họ cũng phải Thiết kế các hồ sơ đề xuất và ấn phẩm branding, các sản phẩm truyền thông theo yêu cầu của phòng Marketing.

Một UI/UX Designer sẽ có nhiệm vụ thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng cho sản phẩm. Những giao diện, trải nghiệm đó có thể là của một website hoặc một app điện thoại. Nhiệm vụ chính là đảm bảo tính thẩm mỹ và sự tiện dụng của nó. Cùng với đó, họ còn phải tiếp nhận những phản hồi và đánh giá của khách hàng khi sử dụng website hoặc app điện thoại 

Chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ có nhiệm vụ chịu trách nhiệm toàn bộ và gắn liền với vòng đời của sản phẩm – từ khi ý tưởng phát triển sản phẩm được đề xuất, đến khi thành hình và tiếp cận đến người tiêu dùng. 

3. Tổng hợp các công việc hot nhất hiện nay

Hiện nay, vị trí nhân viên thiết kế, chuyên viên phát triển sản phẩm đang trở nên phổ biến do nhu cầu sử dụng công nghệ và phát triển trong mọi hoạt động hàng ngày đang tăng dần. Những người nếu muốn tuyển dụng vào ngành nghề này có thể làm ở những vị trí như: nhân viên chỉnh sửa hình ảnh, tuyển dụng thiết kế đồ họa hay tuyển dụng Product Manager,...

4. Học những gì để làm ở vị trí thiết kế, UX-UI, phát triển sản phẩm.

Học những gì để làm ở vị trí Thiết kế/ UX-UI/ Phát triển sản phẩm

Ngành thiết kế, UX - UI và phát triển sản phẩm tại Việt Nam hiện nay đã có một số trường học đào tạo chuyên ngành như công nghệ thông tin, kinh tế,… Ngoài ra, đây là những công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao. Do đó, khi tuyển dụng, những ứng viên cần tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng. Ngoài ra, có một số công ty nước ngoài hoặc khách sạn yêu cầu nhân viên kho phải có các kỹ năng mềm để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng

Cùng với đó, các khối thi (tổ hợp môn) thường được áp dụng để xét tuyển cho ngành thiết kế thông qua kỳ thi THPT quốc gia bao gồm: C04 với các môn: Toán, Văn, Địa lý, D01 bao gồm: Toán, Văn, Anh, D10 với Toán, Anh, Địa lý và D15 gồm Văn, Anh, Địa lý.

5. Thị trường việc làm và nhu cầu tuyển dụng

Thị trường việc làm và nhu cầu tuyển dụng của ngành nghề Thiết kế/ UX-UI/ Phát triển sản phẩm

Ngành thiết kế đồ họa cũng như việc phát triển sản phẩm hiện nay đang phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, gần như bất cứ ai bây giờ cũng đều sử dụng điện thoại thông minh để lướt web hoặc sử dụng app. Cùng với đó, những hàng hóa càng ngày được đa dạng hóa, phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu này, những công ty đang rất cần nguồn nhân lực tới từ những ngành nghề trên. Từ đó, nhu cầu tuyển dụng cũng theo đó mà gia tăng. Do vậy, cơ hội việc làm và cạnh tranh để thăng tiến đối với vị trí nhân viên thiết kế, nhân viên phát triển sản phẩm cũng rất rõ ràng và rộng mở với những ứng viên biết nắm bắt thời cơ.

Với cơ hội nghề nghiệp cao cùng với sự cạnh tranh về nhân lực giữa các công ty, doanh nghiệp, mức lương ổn định và hợp lý sẽ là yếu tố quyết định. Hiện nay, mức lương nhân viên thiết kế, nhân viên phát triển sản phẩm có thể được khoảng 220 triệu đồng/năm. Ngoài ra, lương của những ngành nghề này có thể sẽ tăng giảm dựa vào quy mô, đặc điểm và khối lượng công việc ở mỗi doanh nghiệp cũng như chức vụ người nhân viên đảm nhiệm. Tuy nhiên, những mức lương trên chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi dựa vào nhiều yếu tố khác.

6. Những yêu cầu của nhà tuyển dụng

Đối với nhân viên thiết kế:

- Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế: để có thể thực hiện việc thiết kế một cách hiệu quả, việc thành thạo các phần mềm về thiết kế là yêu cầu bắt buộc. Việc sử dụng thành thạo nhiều phần mềm thiết kế khác nhau sẽ giúp họ dễ dàng thích ứng với nhiều vị trí thiết kế khác nhau. Từ đó gia tăng cơ hội việc làm và tuyển dụng.

- Có niềm đam mê với nghề: Bất cứ ngành nghề nào cũng cần có sự đam mê. Thiết kế là là một ngành đòi hỏi sự cần cù, chăm chỉ để có thể làm ra được sản phẩm một cách hoàn chỉnh và vẹn toàn nhất. 

- Yêu thích sự sáng tạo: thiết kế là ngành nghề yêu cầu sự sáng tạo rất lớn. Những nhân viên thiết kế đều cần phải có sự sáng tạo để đưa ra được những ý tưởng mới mẻ, độc đáo, đáp ứng được những đề xuất, yêu cầu của khách hàng.

- Thấu hiểu được tâm lý của khách hàng: những người làm thiết kế luôn cần phải nắm được tâm lý của khách hàng, biết được họ muốn gì, cần gì. Từ đó mới có thể thỏa sức sáng tạo theo ý của mình mà vẫn đáp ứng được mong muốn của họ. 

Đối với chuyên viên phát triển sản phẩm:

- Kỹ năng giao tiếp: đối với một chuyên viên phát triển sản phẩm, kỹ năng giao tiếp luôn là một yếu tố cần thiết. Họ cần có sự giao tiếp tốt với khách hàng, đối tác và cả với người sử dụng để có thể kịp thời điều chỉnh, sửa đổi và cho ra đời những sản phẩm chất lượng, làm hài lòng phần lớn người sử dụng. 

- Kỹ năng phân tích thị trường: phân tích thị trường cũng là một kỹ năng không thể bỏ qua đối với một chuyên viên phát triển sản phẩm. Trước khi đưa vào phát triển và sản xuất một sản phẩm nào đó, họ cần nắm được thị trường đang cần gì, yêu cầu ra sao để có thể tối ưu hiệu năng, đáp ứng nhu cầu người sử dụng và tăng lượng người sử dụng. 

- Kỹ năng làm việc nhóm: để phát triển một sản phẩm, một cá nhân là không đủ. Bở vậy kỹ năng làm việc nhóm là vô cùng cần thiết để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Những cá nhân trong một nhóm cần có sự phân công hợp lý và phối hợp một cách có tổ chức để vận hành tốt những nhiệm vụ được giao. 

- Tư duy logic, sáng tạo: việc phát triển sản phẩm đòi hỏi người thực hiện phải có một tư duy logic tốt để vận hành hiệu quả quá trình phát triển cũng như sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, họ cũng cần có sự sáng tạo mọi lúc mọi nơi để có thể đổi mới và thay thế những sản phẩm đã không còn được phù hợp. 

7. Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

Trong tương lai, bạn muốn đặt ra mục tiêu như thế nào với công việc này?

Nhà tuyển dụng thường đặt ra câu hỏi này nhằm tìm hiểu xem bạn đang cần gì ở công ty khi ứng tuyển. Để trả lời một cách ấn tượng, bạn cần làm rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình và cho thấy sự tương đồng giữa bạn và vị trí mà bạn đang ứng tuyển, giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn là một người có tầm nhìn chiến lược, lâu dài. 

Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Những câu trả lời như: "Anh/chị có thể cho tôi biết mức lương với vị trí này bên công ty mình là bao nhiêu được không? bởi đây là một câu hỏi khó". Trong một số trường hợp, người phỏng vấn có thể nói cho bạn luôn nhưng nếu họ không nói, bạn hãy nói là mức lương tùy thuộc vào công việc và sau đó đề xuất một mức lương bạn muốn.

Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Với dạng câu hỏi này, các bạn hãy thẳng thắn thừa nhận điểm yếu của mình, và đề xuất cách tự khắc phục. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về bạn và cho thấy bạn là một người trung thực, sẵn sàng học hỏi. Ví dụ, bạn có thể trả lời như sau: “Điểm yếu của tôi là giao tiếp không tốt, nhưng vì công việc tôi sẽ cố gắng cải thiện bằng ứng xử chuyên nghiệp khi thực hiện công việc.” 

8. Tại sao nên ứng tuyển tại Thế giới di động

Nhân viên thiết kế hay nhân viên phát triển sản phẩm làm việc tại Thế giới di động sẽ nhận được những quyền lợi và đãi ngộ như: được công ty hỗ trợ tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ phúc lợi khác. Cùng với đó là một mức lương tốt và đảm bảo được sự hợp lý, phù hợp với năng lực.

Trong môi trường chuyên nghiệp, hòa đồng và năng động, những nhân viên khi được nhận vào làm còn được công ty đào tạo thêm về các kỹ năng nghiệp vụ và được hỗ trợ thêm các khóa học để nâng cao trình độ và kiến thức. Ngoài ra, nếu làm việc hiệu quả, đạt được thành tích tốt trong công việc, những nhân viên này còn được xem xét thăng tiến theo một lộ trình rõ ràng và cụ thể.