Theo chuỗi
Hình thức làm việc
Cấp bậc
Kinh nghiệm làm việc
Mức lương
Việc HOT
HOTViệc gần bạn
Xếp theo:
Độ ưu tiên
Giới thiệu sơ lược về:
- Nghề xây dựng là lĩnh vực có liên quan đến các hoạt động như thiết kế và thi công hạ tầng. Ngành này thường được chia thành các nhóm như xây dựng nhà ở, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, xây dựng chuyên dụng,...
- Nghề bảo trì là một ngành khá quan trọng đối với nền công nghiệp của nước ta. Nó đảm bảo cho thiết bị, máy móc luôn được hoạt động liên tục. Công việc này thường xuất hiện ở những nhà máy, xí nghiệp để tối ưu hoá hoạt động cho dây chuyền sản xuất.
- Nghề điện là một trong những ngành hot, được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Ngành điện được phân thành nhiều mảng khác nhau như hệ thống điều khiển, điện tử học, năng lượng, ngành điện tử viễn thông.
Nhân viên xây dựng sẽ dùng những phần mềm có liên quan để phối hợp cùng với nhóm tạo ra các bản vẽ kiến trúc. Cụ thể là các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, bảng thống kê, các chi tiết khác.
Nhân viên bảo trì sẽ có nhiệm vụ là kiểm tra các thiết bị theo định kỳ. Họ sẽ phải sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc nếu như các thiết bị đó bị hư hỏng. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ kiểm tra hệ thống an toàn của toàn tòa nhà, doanh nghiệp. Và báo cáo với bên bộ phận quản lý tòa nhà khi phát hiện ra các sự cố.
Nhân viên ngành điện sẽ có nhiệm vụ lắp đặt và thi công các hệ thống liên quan đến điện. Chẳng hạn như hệ thống cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy, điều hòa không khí,... Ngoài ra họ sẽ thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống điện, và báo cáo công việc cho cấp trên.
Ngành xây dựng hiện có các công việc khá hot như: kỹ sư xây dựng công trình thuỷ lợi, kỹ sư xây dựng đô thị, kỹ sư xây dựng cầu đường,... Ngành điện cũng có các vị trí hot như: kỹ sư điện, kỹ thuật điện, chuyên viên nghiên cứu về điện. Và hiện tại Thế Giới Di Động có những vị trí công việc mà các bạn có thể tham khảo như thợ sửa chữa điện nước, bảo trì tòa nhà, cộng tác viên lắp đặt Điện Máy Xanh,...
Ngành xây dựng: muốn làm nghề xây dựng, các bạn có thể theo học ngành Kỹ thuật xây dựng tại các trường như đại học Bách Khoa, đại học Sư phạm Kỹ thuật, đại học Công nghệ,... Trong quá trình học tập, các bạn sẽ được trang bị nhiều kiến thức liên quan đến xây dựng và rèn luyện được các kỹ năng mềm.
Ngành bảo trì: để có thể theo ngành này các bạn có thể chọn học đại học tại các trường có chuyên ngành liên quan đến bảo trì, sửa chữa các thiết bị. Ví dụ như các trường đại học Bách Khoa, đại học Sư phạm Kỹ thuật, cao đẳng kinh tế Cao Thắng,... Ngoài ra các bạn cũng có thể đi học nghề để tích lũy kinh nghiệm.
Ngành điện: hiện có rất nhiều trường đào tạo ngành điện, các bạn có thể lựa chọn những trường có chuyên ngành điện uy tín. Chẳng hạn như trường đại học Bách khoa, đại học Công nghiệp, đại học Công nghệ,... Tại đây, các bạn sinh viên có thể có cơ hội tiếp cận được với các doanh nghiệp hàng đầu về điện - điện tử.
Tổng hội Xây dựng đã công bố một báo cáo thống kê (năm 2021) cho biết, cả nước có khoảng gần 78.000 doanh nghiệp hoạt trong ngành xây dựng với khoảng 4 triệu lao động, con số này sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Kinh tế phát triển dẫn đến công trình đang ngày càng mọc lên nhiều hơn. Và mỗi công trình xây dựng xong đều cần sự hỗ trợ của nhân viên bảo trì, điện để hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Vì thế 3 ngành này có mối liên hệ chặt chẽ và đang có cơ hội việc làm rộng mở.
Mức lương trung bình hiện nay của ngành xây dựng, bảo trì, điện là:
- Nhân viên ngành xây dựng: mức lương trung bình là từ 9 - 10 triệu đối với người có kinh nghiệm dưới 1 năm. Kinh nghiệm từ 1 - 4 năm, mức lương từ 10 - 13 triệu đồng và kinh nghiệm trên 4 năm sẽ có mức lương lên đến 16 triệu đồng.
- Nhân viên ngành bảo trì: mức lương dao động từ 7 - 10 triệu đồng. Tuy nhiên nếu có nhiều kinh nghiệm và có năng lực làm việc tốt, mức lương sẽ có thể cao hơn.
- Nhân viên ngành điện: mức lương trung bình là từ 5 - 9 triệu đồng đối với người chưa có kinh nghiệm. Và từ 10 - 18 triệu đồng đối với người đã có kinh nghiệm từ 1 - 2 năm.
Nhìn chung, cả 3 ngành nghề đều đòi hỏi tính chuyên môn khá cao nên điều kiện tiên quyết là nhân viên phải có kiến thức và am hiểu sâu sắc về chuyên ngành. Từng công việc sẽ có thêm những yêu cầu khác như:
Công việc xây dựng
- Khả năng đọc bản vẽ thiết kế: vì nhân viên xây dựng luôn phải làm việc và thiết kế ra những bản vẽ. Do đó việc đọc được bản vẽ là điều vô cùng cần thiết đối với vị trí này.
- Phân tích, bóc tách dự án: bên cạnh việc đọc và hiểu bản vẽ, nhân viên xây dựng cũng cần có khả năng phân tích dự án. Sau đó đưa ra những nhận định, đánh giá để dự án đạt được hiệu quả cao.
- Đòi hỏi tính chính xác cao: công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận từng chút một. Vì vậy muốn làm trong ngành xây dựng, thì bạn cần phải có tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Công việc bảo trì
- Có kinh nghiệm làm việc sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, công trình: thông thường những doanh nghiệp sẽ tuyển những người đã có kinh nghiệm làm việc trước đó. Bởi vì nhân viên sẽ có thể làm việc ngay lập tức, không phải tốn thời gian đào tạo.
- Tính tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo: đây là một trong những yếu tố mà nhân viên bảo trì cần phải có. Họ cần phải cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo quy trình làm việc luôn chuẩn xác.
- Tính kiên nhẫn: vì công việc bảo trì đôi lúc sẽ làm mất rất nhiều thời gian, phải sửa chữa những chi tiết rất nhỏ. Do đó người làm ở vị trí này cần phải có tính kiên nhẫn, không được nóng vội, hấp tấp.
Công việc điện
- Nhanh nhẹn: để làm được công việc này, bạn cần phải có khả năng quan sát và ứng biến nhanh nhạy. Phải biết được trong các trường hợp cần phải làm gì và không được làm gì.
- Hiểu biết, ý thức an toàn lao động: vì phải tiếp xúc với điện, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy người làm nghề điện cần phải có ý thức bảo vệ tính mạng cho bản thân mình.
Dưới đây là 3 câu hỏi thường được các nhà tuyển dụng sử dụng nhất khi phỏng vấn 3 ngành nghề này:
- Bạn đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí này chưa?
Hãy trả lời một cách thành thật nhất đối với câu hỏi này nhé. Nếu có kinh nghiệm thì sẽ là lợi thế của bạn. Còn nếu chưa có kinh nghiệm, thì hãy thể hiện thái độ luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi bản thân mình.
- Mục tiêu làm việc của bạn là gì?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong thời gian làm việc ở đây là gì. Nó có phù hợp với tiêu chí của họ hay không. Bạn có thể chia thành 2 mục tiêu là ngắn hạn và dài hạn.
- Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Nhà tuyển dụng muốn biết lý do tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ. Liệu có những mâu thuẫn gì xảy ra hay không. Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo cách bạn muốn tìm một môi trường làm việc mới. Để bạn có thể phát huy được hết năng lực của mình.
- Chính sách phúc lợi: khi làm việc tại đây, nhân viên sẽ được hưởng các gói bảo hiểm đặc biệt. Bên cạnh đó, người thân của nhân viên cũng sẽ được hưởng các mức giá siêu hấp dẫn. Và nhân viên cũng sẽ được nhận các phúc lợi nghỉ thai sản, nghỉ đau ốm, BHYT, BHTN,...
- Môi trường làm việc: Thế Giới Di Động luôn tổ chức các khóa học, đào tạo cho nhân viên của mình. Mục đích là để họ nâng cao kỹ năng, kiến thức khi làm việc hơn. Đồng thời cải thiện kỹ năng sống, đem lại một cuộc sống thoải mái, chất lượng hơn.
- Cơ hội thăng tiến: nếu như quyết định làm việc ở đây, các bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và phát triển sự nghiệp lâu dài. Chỉ cần các bạn có tinh thần nhiệt huyết, làm việc máu lửa thì sẽ nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công.
↑